TƯ CÁCH LƯU TRÚ TẠI NHẬT BẢN LÀ GÌ ?

TƯ CÁCH LƯU TRÚ TẠI NHẬT BẢN LÀ GÌ ?

1. Tư cách lưu trú Nhật Bản là gì?

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú Nhật Bản là một loại giấy tờ không thể thiếu khi bạn muốn sinh sống và làm việc tại Nhật Bản trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là loại giấy phép dành cho người nước ngoài, chứng nhận sự lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản. Trường hợp không có giấy này thì bị coi là cư trú bất hợp pháp, nếu bị phát hiện sẽ bị trục xuất về nước.

Giấy tư cách lưu trú tại Nhật Bản

Khi có Giấy chứng nhận này, các thủ tục liên quan tới Đại sứ quán, Lãnh sự quán của Nhật ở nước ngoài như xin cấp thị thực, hay việc thẩm tra nhập cảnh khi vào Nhật sẽ trở nên thuận lợi. (Dĩ nhiên, kể cả khi có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, cũng không có nghĩa là sẽ bắt buộc phải cấp thị thực, bắt buộc phải cho nhập cảnh cho người mang Giấy chứng nhận đó)

Những trường hợp làm visa vào Nhật sau không cần xin tư cách lưu trú

Những người xin visa nhập cảnh vào Nhật dưới 90 hoặc bằng 90 ngày thì không cần phải xin tư cách lưu trú. Các trường hợp đó thường là các trường hợp đi Nhật với mục đích sau:

– Họp hành (Business Meeting)

– Du lịch (Sightseeing)

– Thăm thân nhân (Visiting a Relative)

Những trường hợp làm visa đi Nhật bắt buộc phải có tư cách lưu trú

Những ai muốn đi Nhật và ở lại Nhật trên 90 ngày thì bắt buộc phải xin tư cách lưu trú. Khi có rồi thì mới làm visa đi Nhật được. Những trường hợp này thường là:

『留学』(du học)

『技能』(kỹ năng)

『研究』(nghiên cứu)

『医療』(y tế)

『教育』(giáo dục)

『教授』(giáo sư)

『宗教』(tôn giáo)

『経営・管理』(kinh doanh – quản lý)

『法律・会計業務』(luật – kế toán)

『文化活動』(hoạt động văn hóa)

『企業内転勤』(chuyển công tác nội doanh nghiệp)

『技術・人文知識・国際業務』(visa kỹ thuật hoặc nghiệp vụ quốc tế, gọi tắt là visa lao động)

 

2. Có bao nhiêu loại tư cách lưu trú?

Tùy vào mục đích của từng người khác nhau mà các bạn có thể xin tư cách lưu trú khác nhau. Những người nước ngoài ở Nhật mà không có tư cách lưu trú thì gọi là cứ trú bất hợp pháp.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, có 27 loại tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài có thể cư trú tại Nhật Bản. Nếu bạn có tư cách trong 27 loại kia thì bạn có thể tham gia các hoạt động nào đó khi lưu trú tại Nhật.

Giáo sư 教授

Nghệ thuật 芸術
Tôn giáo 宗教 Báo chí 報道
Đầu tư – kinh doanh 経営・管理
Ngoài ra còn có các tư cách lưu trú: Pháp luật – kế toán, y tế, công vụ, ngoại giao, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, nhân văn xã hội và quốc tế, chuyển công tác trong nội bộ doanh nghiệp, giải trí, kỹ nghệ, thực tập kỹ năng, hoạt động văn hóa, lưu trú ngắn hạn, du học, tu nghiệp. lưu trú theo gia đình, hoạt động đặc biệt, vĩnh trú, vợ chồng thân thuộc với người Nhật, vợ chồng thân thuộc với người vĩnh trú, định cư.

3. Xin tư cách lưu trú tại Nhật mất bao lâu?

Có 3 hình thức xin tư cách lưu trú, với mỗi hình thức lại có khoảng thời gian xin khác nhau.

Xin tư cách lưu trú mới:
– Đối với du học sinh: Kể từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh, các du học sinh mất từ 2 – 3 tháng để đợi kết quả.
Một ví dụ cụ thể dành cho bạn: Nếu kỳ học của bạn là tháng 10, buộc bạn phải nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh trước tháng 5. Khi đó, kết quả trả về sẽ là tháng 8, để bạn vừa kịp thời gian chuẩn bị cho kỳ học mới tại quốc gia mới.
– Đối với tu nghiệp sinh, kỹ sư: Riêng đối với tu nghiệp sinh, thực tập sinh thì việc hoàn thành hồ sơ và nộp lên cục xuất nhập cảnh là do công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận bạn đi Nhật tiến hành.
Với diện này, thời hạn hiệu lực kéo dài từ 6 tháng – 1 năm, hết thời hạn bạn sẽ được chủ xí nghiệp giúp làm hồ sơ xin gia hạn visa.
– Phí nộp cho cục Xuất nhập cảnh: Không mất phí

Gia hạn tư cách lưu trú
– Đối tượng: Người nước ngoài có nguyện vọng tiếp tục hoạt động ngành nghề với Tư cách lưu trú hiện có.
– Với mỗi diện tư cách lưu trú sẽ có thời hạn khác nhau:
+ Du học sinh là 1 năm 3 tháng.
+ Thực tập sinh thì tư cách lưu trú thường là 6 tháng
+ Diện kỹ sư là 1 năm.
Khi hết thời hạn lưu trú bạn cần tiến hành làm thủ tục gia hạn, nếu không sẽ bị trục xuất về nước. Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra, xem xét tới khoảng thời gian bạn đã ở Nhật sinh sống và làm việc để quyết định xem có gia hạn hay không. Thông thường, từ 15 ngày đến 1 tháng kết quả sẽ được trả về.
– Phí nộp cho Cục Xuất nhập cảnh: 4.000 yên

Chuyển đổi tư cách lưu trú
– Đối tượng:
Trường hợp chuyển đổi tư cách lưu trú dành cho các bạn đã hoàn thành xong chương trình trước đây: du học sinh đã học tập xong cần chuyển sang dạng tư cách của người đi làm, hay kết hôn với người Nhật, người sinh sống ở Nhật để chuyển sang dạng gia đình. Phí mất khoảng 4000 Yên.
– Nội dung:
Trường hợp trong thời gian lưu trú, mục đích lưu trú có thay đổi, người nước ngoài sẽ phải làm thủ tục thay đổi Tư cách lưu trú cho phù hợp với mục đích lưu trú mới đó.
Thủ tục xin cấp phép trong trường hợp này được gọi là “Xin thay đổi tư cách lưu trú”.Như vậy, nếu người nước ngoài đã tham gia vào hoạt động lưu trú mới, trước khi nhận được giấy chấp thuận thay đổi tư cách lưu trú, và hoạt động đó là hoạt động trên mặt nghề nghiệp, thì người nước ngoài đó có thể sẽ bị xử phạt, với lý do vi phạm Luật nhập cảnh, ngoài ra, có thể bị cưỡng chế về nước.
– Phí nộp cho Cục Xuất nhập cảnh: 4.000 yên

4. Một số thắc mắc thường gặp

  • Các cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương (Nyukan) nghỉ làm việc trong những ngày nào?

Trả lời: Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương nghỉ vào thứ 7, chủ nhật, ngày lễ và những ngày nghỉ dịp Tết dương lịch (29/12 đến 3/1). Các bạn lưu ý để không lỡ thời gian nộp đơn gia hạn visa, đơn xin bảo lãnh,… nhé!

  • Có thể nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú từ thời gian nào?

Trả lời: Có thể nộp đơn trước khi hết thời hạn tư cách lưu trú (ghi trên thẻ zairyuu) trước 3 tháng. Các bạn lưu ý thời gian gia hạn hộ chiếu trành trường hợp quá hạn tư cách lưu trú rồi mới đi gia hạn nhé! Nếu không các bạn sẽ được xếp vào trường hơp lưu trú bất hợp pháp.

  • Trong trường hợp mình có tư cách lưu trú “Nhân văn trí thức – Nghiệp vụ Quốc tế”(人文知識・国際業務) hoặc “Kỹ thuật” mà sắp hết hạn và định chuyển việc thì phải làm thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp bạn không chuyển việc sang lĩnh vực khác với tư cách lưu trú cũ thì bạn phải gia hạn tư cách lưu trú (在留期間更新申請) này. Trong trường hợp bản chuyển việc sang lĩnh vực khác với tư cách lưu trú cũ thì bạn phải làm mới tư cách lưu trú (在留資格変更申請).
Dù là trường hợp nào thì bạn cũng phải lên Cục quản lý xuất nhập cảnh (Nyukan) làm thủ tục trước khi hết hạn tư cách lưu trú.

  • Tư cách lưu trú kỹ thuật viên và kỹ sư ai làm?

Thường thì các cơ quan, công ty, cá nhân đang ở Nhật sẽ phải làm hồ sơ và cam kết để xin tư cách lưu trú cho một ai đó ở VN muốn sang Nhật ở trên 90 ngày. Do vậy rất hiếm có cá nhân nào ở VN tự túc xin tư cách lưu trú để làm visa sang Nhật được. Thường thì:

+ Đi theo diện thực tập sinh thì xí nghiệp và nghiệp đoàn bên Nhật tự làm hết, khi có tư cách lưu trú rồi thì cty XKLĐ Nhật Bản ở VN xin visa rất đơn giản.

+ Đi theo diện kỹ thuật viên Nhật Bản thì công ty tuyển dụng bên Nhật cũng tự làm hết. Thường thì cục Xuất nhập cảnh bên Nhật chỉ tin vào công ty tiếp nhận, cục cần hồ sơ gì thì yêu cầu cty và cty sẽ yêu cầu kỹ sư gửi sang.

  • Thời gian nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú thì mình có thể về Việt Nam không ạ?

Trả lời: Bạn có thể về Việt Nam trong thời gian đó nhưng chỉ được 1 lần và thời gian quay lại Nhật phải trước khi hết thời hạn đặc biệt trong thời gian cấp xét visa (khi nộp đơn bạn sẽ được đóng dấu là đang ở trong thời hạn cấp xét visa). Bạn cần lên Nyukan trình bày lý do hợp lý không thể không ra khỏi nước Nhật trong thời gian đó và xin giấy cho phép ra khỏi nước Nhật trong thời gian cấp xét visa.

  • Em quên mất gia hạn tư cách lưu trú và đã quá mất thời hạn tư cách lưu trú. Giờ em phải làm sao ạ?

Trả lời: Bạn phải nhanh chóng lên Nyukan và nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú. Tuy nhiên theo điều 71 khoản 2 của luật nhập cảnh Nhật Bản thì bạn có thể sẽ bị xử phạt tối đa 1 năm cải tạo(懲役) hoặc 20 vạn yên tùy theo mức độ nghiêm trọng.