KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

[CHIA SẺ] KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN ĐỂ LẠI ẤN TƯỢNG CHO NHÀ TUYỂN DỤNG

Các bạn ứng viên trước khi tham gia phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản đều lo lắng mình sẽ thể hiện không tốt. Các bạn thường đặt ra câu hỏi buổi phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào? Xí nghiệp Nhật Bản sẽ hỏi bạn những câu hỏi gì? Nhằm giúp các bạn an tâm hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm phỏng vấn Thực tập sinh Nhật Bản trong bài viết dưới đây.

1. THÁI ĐỘ TỐT CỦA ỨNG VIÊN SẼ ĐỂ LẠI ẤN TƯỢNG TRONG MẮT NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn nên có mặt và chuẩn bị sớm nhất có thể (15 – 30 phút) để sẽ bạn có đủ thời gian làm quen với môi trường và cảm thấy thoải mái hơn. Người Nhật có văn hoá xem trọng thời gian và luôn đúng giờ. Vì vậy việc bạn sắp xếp và chuẩn bị sớm sẽ tạo nên ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Đó cũng là lý do mà chúng tôi luôn yêu cầu các bạn phải vào trường trước thời gian gặp xí nghiệp và Nghiệp đoàn để được hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn.

Hãy nhớ để tâm đến cách cư xử và vẻ mặt của bạn trong suốt cuộc phỏng vấn. Trong suốt buổi phỏng vấn nên trả lời cùng với một nụ cười; tích cực lắng nghe khi người phỏng vấn lên tiếng và không ngắt lời họ; giao tiếp bằng mắt và bình tĩnh…

2. NGOẠI HÌNH VÀ TRANG PHỤC CŨNG LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Ấn tượng đầu tiên về bạn sẽ khắc sâu trong tâm trí của nhà tuyển dụng. Vì vậy khi tham gia phỏng vấn Thực tập sinh Nhật Bản, bạn cần chăm chút kỹ lưỡng cho vẻ ngoài của mình một cách lịch sự và phù hợp nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm chia sẻ cho bạn:

VỀ NGOẠI HÌNH

Nam

  • Tóc cắt gọn gàng, phần mái không được che phủ trán, không nên để những kiểu tóc quá ngắn hoặc tạo vẻ ngoài không thiện cảm, không nhuộm tóc
  • Không để râu dài
  • Không bấm khuyên tai, đeo trang sức

Nữ

  • Tóc cột gọn gàng, vén mái sang tai, không nên che phủ chân mày hoặc xuề xoà gây khó chịu, không nhuộm tóc
  • Không để móng tay dài, không sơn móng
  • Không đeo trang sức, đồng hồ

VỀ TRANG PHỤC

Áo

  • Cả nam và nữ đều nên mặc áo sơ mi trắng dài tay và cài nút.
  • Không xắn tay áo
  • Trong trường hợp bạn mặc đồng phục của học viên ở MIRAI thì hãy cài tất cả các nút áo lại.
  • Ứng viên nên để áo vào quần

Quần

  • Tuyệt đối không mặc quần jeans. Chỉ mặc quần tây đen hoặc xanh đen.
  • Tránh mặc quần quá ôm sát

Giày

  • Mang giày che mũi và gót, không mang giày cao gót hay giày sandal để tham gia phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản. Việc này giúp bạn trông gọn gàng, lịch sự hơn rất nhiều.
  • Ở Suleco, tất cả học viên đều mang giày bata (thể thao) khi đi học và đi phỏng vấn. Điều này giúp bạn có tác phong nhanh gọn khi di chuyển, không tạo ra âm thanh khi bước đi.

3. CỬ CHỈ, TÁC PHONG ĐÚNG MỰC VÀ PHÙ HỢP

Việc thể hiện được bản thân thông qua tác phong, cách đi đứng, nói chuyện và chào hỏi trước mặt nhà tuyển dụng là điều bắt buộc mà ứng viên phải nắm. Dưới đây là các bước bạn cần phải thực hiện đúng khi tham gia một buổi phỏng vấn:

KHI DI CHUYỂN VÀO PHÒNG PHỎNG VẤN

  • Trước khi vào phỏng vấn, gõ cửa 3 lần và nói “Shitsurei shimasu” (失礼します)
  • Khi có trả lời của xí nghiệp “Douzo” (どうぞ) thì mở cửa vào phòng
  • Đóng cửa xong thì quay mặt vào bàn phỏng vấn và lặp lại câu “Shitsurei shimasu” (失礼します).
  • Khi nói xong câu trên, hãy cúi chào xí nghiệp.

KHI CÚI CHÀO NHÀ TUYỂN DỤNG

Tùy vào vai vế, tuổi tác hoặc mối quan hệ và mức độ cúi người khi chào hỏi của người Nhật có sự khác biệt. Đối với các bạn thực tập sinh, hãy nhớ cách chào hỏi phải tuân thủ như sau: đứng thẳng, tay kẹp sát hông.

  • Bước đến bên cạnh ghế ngồi nói: “(tên) to moushimasu. Douzo yoroshiku onegaishimasu.” “(名前)と申します。どうぞ宜しくお願いします。”
  • Cúi chào lần nữa và giữ tư thế như ban đầu.
  • Nhà tuyển dụng sẽ mời bạn ngồi bằng câu nói: “Douzo suwatte kudasai” (どうぞ座ってください) thì bạn có thể ngồi.

KHI NGỒI

  • Nhẹ nhàng kéo ghế, không kéo chân ghế trên nền nhà gây ồn ào
  • Ngồi thẳng lưng, không ngả về trước hoặc dựa ra sau tựa lưng vào ghế
  • Không chống cằm
  • Không để hai tay sau lưng
  • Hai chân khép, hai tay đặt trên đùi, không rung đùi, rung chân
  • Ánh mắt nhìn thẳng về phía người phỏng vấn.

CÁCH ĐỂ TAY

  • Nữ: Tay đan nhau ở phần ngón cái, tay trái úp lấy tay phải và đặt phía dưới cạp quần
  • Nam: Khép các ngón tay, buông tự nhiên dưới phần đùi.

CÁCH ĐỂ CHÂN

  • Nam: Khép góc hai gót chân, hai bàn chân tạo góc 45 độ
  • Nữ: Bàn chân đặt sát nhau

KẾT THÚC PHỎNG VẤN

  • Khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn đứng thẳng dậy, xếp ghế về vị trí cũ và nói: “Doumo arigatou gozaimashita” (どうもありがとうございました。)
  • Sau khi xí nghiệp chào đáp, bạn đi ra cửa, quay lại phía bàn phỏng vấn và nói “Shitsurei shimasu” (失礼します); mở cửa, quay lại cúi chào rồi đi ra và đóng cửa.

4. TRẢ LỜI PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Trả lời đúng trọng tâm là điều quan trọng nhất. Khi bạn trả lời câu hỏi không đúng trọng tâm, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khả năng phân tích vấn đề của bạn kém, khả năng diễn đạt ý chưa tốt hoặc bạn đã học thuộc các câu trả lời và cố chuyển dịch ý của câu hỏi đi.

Ngoài ra, bạn nên đón nhận các câu hỏi và bài kiểm tra ngắn một cách nghiêm túc nhất. Vòng phỏng vấn là một vòng cực kỳ quan trọng giúp ứng viên và nhà tuyển dụng hiểu hơn về nhau. Đừng bao giờ thể hiện thái độ thiếu nghiêm túc và kém chuyên nghiệp vì điều này sẽ khiến hình ảnh của bạn bị xấu đi.

GIỚI THIỆU NGẮN GỌN, ĐẦY ĐỦ VỀ BẢN THÂN

Kinh nghiệm: Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp, kinh nghiệm của bản thân tại vị trí này hoặc tương đương nếu có… Bạn nên chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.

THẾ MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN

Kinh nghiệm: Thay vì trả lời những câu hỏi như: “Tôi không có điểm yếu nào”, bạn hãy lựa chọn 1 – 2 vấn đề mà bản thân thật sự chưa tốt để chia sẻ. Và đừng chỉ dừng lại ở việc nói về điểm yếu của bản thân mà hãy chia sẻ thêm về cách bạn sẽ cải thiện nó trong tương lai. Bạn nên chia câu trả lời ra làm 2 phần: 1 phần là sự thú nhận, 1 phần là cách khắc phục điểm yếu.

LÝ DO GÌ KHIẾN BẠN ỨNG TUYỂN VÀO CÔNG TY CỦA CHÚNG TÔI?

Kinh nghiệm: Khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng nhất là bạn nên đưa ra một câu trả lời tích cực, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu trong tương lai của bạn. Bạn có thể trả lời câu hỏi này với các gợi ý như: Công việc giúp bạn học hỏi thêm kinh nghiệm; Công việc giúp bạn cải thiện thu nhập; Công việc tạo điều kiện cho bạn được tự lập ở một môi trường mới…

BẠN MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ Ở VỊ TRÍ MỚI/MÔI TRƯỜNG MỚI?

Kinh nghiệm: Đây là dạng câu hỏi không có câu trả lời đúng hoặc sai, bạn nên trả lời một cách trung thực, tích cực và cụ thể. Hãy thể hiện rằng bạn hi vọng những điều kiện làm việc tốt, cơ hội phát triển, được khuyến khích đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể chia sẻ những kỳ vọng về công việc. Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi này là thảo luận về những gì bạn mong đợi, mong muốn thực hiện khi đảm nhận công việc và đưa ra các ví dụ về cách bạn thực hiện các công việc.

5. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Bên cạnh việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng các câu trả lời trước khi tham gia phỏng vấn, bạn cần lưu lại những lưu ý dưới đây:

  • Trau dồi thêm năng lực tiếng Nhật thật chắc chắn để có thể trả lời những câu hỏi thông dụng nhất bằng tiếng Nhật.
  • Hãy sử dụng thành ngữ khi nói chuyện. Người Nhật sẽ đánh giá bạn là người khiêm tốn, có thái độ biết ơn khi sử dụng thành ngữ.
  • Hãy trả lời khiêm tốn. Ở Nhật Bản, mỗi người đều luôn đề cao sự khiêm tốn. Vì vậy, bạn không cần cố gắng khoe khoang thành tích của bản thân.